Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý rác thải môi trường là một trong những phương pháp đơn giản lại đem lại hiệu quả cao. Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với những thông tin được QC-BIO chia sẻ trong bài viết này bạn nhé!
Vi sinh vật trong xử lý rác thải hoạt động theo nguyên lý nào?
Nguyên lý hoạt động của ứng dụng vi sinh vật trong xử lý rác thải môi trường là nhờ vi sinh vật có lợi phân hủy rác thành các thành phần nhỏ hơn, từ đó hình thành khối vi sinh vật cao hơn. Các chất hữu cơ trong rác thải sẽ trở thành sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật, đồng thời sản sinh ra các khu CO2, CH4,… Quá trình chuyển hóa sẽ xảy ra trong điều kiện kỵ khí hoặc hiếu khí tùy thuộc vào loại vi sinh vật.
Khi chọn vi sinh vật xử lý rác thải môi trường cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Các chủng sinh vật phải có hoạt tính sinh học cao, khả năng sinh phức hệ enzyme ngoại bào ổn định.
- Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thực tế.
- Có tác dụng cải tạo đất, có lợi với thực vật khi dùng ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng.
- Không hại cho con người, sinh vật sống, cây trồng.
- Nuôi cấy dễ dàng, sinh trưởng tốt ở cả điều kiện môi trường tự nhiên.
Các thành phần hữu cơ trong rác thải
Các chất hữu cơ có trong rác thải bao gồm các phần của thực vật và động vật bị loại bỏ, với các thành phần quan trọng bao gồm hydratcacbon, protein và lipit.
- Hydratcacbon chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sinh khối động vật, thực vật và vi sinh vật, với những loại phức tạp như cellulose, hemicenlulose, lignin, tinh bột và pectin khó phân hủy.
- Protein là hợp chất hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, thường chiếm 15%-17,5% nitơ và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật.
- Lipit và các chất sáp cũng rất phổ biến trong cơ thể sinh vật.
Ứng dụng vi sinh vật xử lý rác thải hiện nay
Ứng dụng vi sinh vật làm sạch nước thải khác với vi sinh vật xử lý rác thải. Dưới đây là các loại vi sinh vật được ứng dụng như sau:
Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý môi trường để phân giải cellulose
Các vi sinh vật được ứng dụng vào xử lý rác thải để phân giải cellulose gồm có:
- Nhóm vi khuẩn và xạ khuẩn: Các vi khuẩn có hệ enzyme cellulose ngoại bào sẽ có khả năng phân giải cellulose trong rác thải môi trường. Chúng thường là các vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí hoặc xạ khuẩn hiếu khí như: Bacillus, Proactinomyces, Streptomyces,…
- Nhóm vi nấm: Nhóm này có khả năng phân giải mạnh vì nó tiết ra môi trường lợn Enzyme lớn. Một số loại nấm được ứng dụng trong các loại vi sinh vật trong xử lý rác thải môi trường như: Nấm mốc, nấm đốm, nấm mục.
Sử dụng vi sinh trong xử lý môi trường để phân giải protein
Trong môi trường ủ rác, nitơ xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, từ nitơ phân giải dưới dạng khí cho đến các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể động, thực vật và con người. Các hợp chất đạm chủ yếu trong cơ thể sinh vật bao gồm protein và axit amin, khi cơ thể chết, lượng nitơ hữu cơ này tồn tại trong đất (rác).
Vi khuẩn nitrat hóa và nitrit hóa là những loại vi khuẩn chính phân giải protein. Nhóm vi khuẩn nitrit hoá bao gồm bốn chi khác nhau và đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc, không thể sống trên môi trường thạch. Trong khi đó, nhóm vi khuẩn nitrat hoá bao gồm ba chi khác nhau và tiến hành oxi hoá NO2– thành NO3–.
Một số nhóm vi khuẩn cố định nitơ cũng có mặt trong môi trường ủ rác, bao gồm Azotobacter – một loại vi khuẩn hiếu khí, không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử, sống tự do trong đất (rác); Clostridium – là một loại vi khuẩn kỵ khí sống tự do trong rác, có khả năng hình thành bào tử và có khả năng đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau như các loại đường, rượu, tinh bột,…
Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý rác thải để phân hủy tinh bột
Trong bể ủ rác, có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi sinh vật tiết ra một loạt enzym trong hệ amilaza. Ví dụ, các loại nấm trong chi Aspergillus và Rhizopus và một số loài vi khuẩn trong các chi Bacillus, Cytophaza và Pseudomonas đều có khả năng này.
Tuy nhiên, đa số các vi sinh vật chỉ có thể tiết ra một hoặc vài men trong hệ đó. Ví dụ, Aspergillus candidus, Pasteurianum, Bacillus subtilis, B. Mesenterices, Clostridium, và A. Oryzae chỉ có khả năng tiết ra một loại enzym amilaza, trong khi Aspergillus oryzae và Clostrinium acetobuliticum chỉ tiết ra enzym amiolaza và một số loài khác chỉ có khả năng tiết ra enzym glucose amilaza.
Các loại vi sinh vật này tác động lẫn nhau trong quá trình phân huỷ tinh bột thành đường. Trong chế biến rác thải hữu cơ, các chủng vi sinh vật này cũng được sử dụng để phân huỷ tinh bột có trong thành phần rác hữu cơ.
Ứng dụng vi sinh vật xử lý rác thải để phân giải phosphat
Trong rác thải, phospho tồn tại dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau và được tích lũy từ động thực vật chết, trong đó các hợp chất phospho hữu cơ bị vi sinh vật phân giải thành các hợp chất phospho vô cơ.
Các loài vi khuẩn chủ yếu phân giải phospho hữu cơ thuộc hai chi là Bacillus và Pseudomonas. Trong đó, B. Megatherium, B. Mycoides, B.butyricus, B.mycoides và Pseudomonas sp, Pseudomonas radiobacter, P.gracilis có khả năng phân giải mạnh.
Ngoài ra, người ta đã tìm thấy một số loài xạ khuẩn và vi nấm khác cũng có khả năng phân giải phospho hữu cơ, trong đó Aspergillus niger là loài vi nấm có khả năng phân giải mạnh nhất. Đáng chú ý, một số loài xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải lân vô cơ.
BIOEM/BIOADB ứng dụng vi sinh vật trong xử lý rác thải môi trường hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có khả năng xử lý rác thải môi trường hiệu quả có thể tham khảo vi sinh BIOEM/BIOADB. Đây đều là các men vi sinh có chứa hệ khuẩn: Streptomyces, Bacillus, các enzyme ngoại bào,… Nhờ vậy mà nó có khả năng phân hủy rác thải nhanh, khử mùi, diệt khuẩn, diệt nấm và mầm bệnh hiệu quả.
Để mua men vi sinh BIOEM/BIOADB chính hãng ứng dụng vi sinh vật trong xử lý rác thải môi trường các bạn truy cập vào qcbio.vn. Sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được sản xuất, phân phối bởi QC-BIO cực uy tín, đảm bảo chất lượng.