tảo giống

Quy trình nuôi tảo spirulina

Quý khách tham khảo quy trình nuôi tảo xoắn

kỹ thuật nuôi tảo
kỹ thuật nuôi tảo
  1. Mô tả quy trình (4 tháng/chu kì):

Phòng nhân giống

Bước 1: Trong 10 ngày

Từ 100ml-250ml dịch giống

– Pha tỷ lệ 1 dịch giống và 1/3 dinh dưỡng để nơi có ánh sáng, quấy nhẹ/ lắc nhẹ bằng đũa 1 ngày 5-7 lần

– Tiếp tục pha khi màu tảo lên màu, trung bình từ 2 ngày thêm tiếp Zarourk

– Khi dịch tảo đạt 1 lít bước sang bước 2

Ví dụ:

Ngày tảo/ ml Dinh dưỡng/ ml
2 ngày 200 67
2 ngày 267 89
2 ngày 356 119
2 ngày 475 158
2 ngày 633 211
2 ngày 844 281
Ngày thứ 10 1125

Bước 2: Trong 10 ngày (Mục tiêu từ 1 lít bước 1 thành 10 lít)

Nhân giống trong dàn chai nhựa/bể thủy tinh dung tích 1.5 lít: số lượng 7 chai

– Chia đều 1 lít tảo cho dàn chai nhựa 7 chai

– Đổ dinh dưỡng gần đầy 7 chai nhựa và tiến hành sục khí + để nơi có ánh sáng tránh bụi

– Sau 10 ngày: màu tảo lên đều và đẹp chuyển sang bước 3 (Chú ý là màu tảo lên màu đậm có thể sớm hơn 2-3 ngày hoặc trễ hơn 3-5 ngày tùy vào điều kiện ánh sáng của mùa nuôi trong năm)

– Chuyển sang bước 3, 1 chai nhân giống ~1,5 lít, khi chuyển sang bước 3 san 1,25l sang bể 7l còn lại 250ml vẫn tiếp tục nhân giống trong bước 2 tiếp tục

Bước 3: Trong 8-10 ngày (Mục tiêu từ 10l bước 2 thành 50l)

Nhân giống trong dàn chai nhựa/bể thủy tinh dung tích 7 lít: số lượng 7 chai

– Chia đều 7 chai bước 2 tương đương 1,2l sang 7 cai bước 3

– Đổ dinh dưỡng gần đầy 7 chai nhựa và tiến hành sục khí + để nơi có ánh sáng tránh bụi

– Sau 10 ngày: màu tảo lên đều và đẹp chuyển sang bước 4 (Chú ý là màu tảo lên màu  đậm có thể sớm hơn 2-3 ngày hoặc trễ hơn 3-5 ngày tùy vào điều kiện ánh sáng của mùa nuôi trong năm)

– Chuyển sang bước 4, 1 chai nhân giống ~7 lít, khi chuyển sang bước 4 san 6.5l sang bồn 120l còn lại 250ml-500ml vẫn tiếp tục nhân giống trong bước 3 tiếp tục

Bước 4: Trong 8-10 ngày (Mục tiêu từ 50l bước 3 thành 250l)

Quý khách có thể chọn hệ nhân giống dạng bioreactor/ bể thủy tinh/ bồn inox 316/ bồn nhựa: Số lượng 2 bồn dung tích 125l

Bước 5: Trong 8-10 ngày (Mục tiêu từ 250l bước 4 thành 1.250l)

Bước 6: Trong 8-10 ngày (Mục tiêu từ 1.250l bước 5 ra bể 20m3-24m3)

Kiểm soát pH từ 8-10

  1. Một số vấn đề khi chuẩn bị nuôi tảo:

  • Tìm hiểu và khảo sát về thị trường tiêu thụ.
  • Hệ thống giao thông từ nơi nuôi tảo đến các nhà máy chế biến tảo phải thuận lợi. Tìm được thỏa thuận giữa người nuôi tảo và nhà chế biến tảo.
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng ao, bể nuôi, hệ thống khuấy nước.
  • Chuẩn bị nguồn giống tảo Spirulina tốt.
  • Chuẩn bị hóa chất nuôi tảo, trang thiết bị đo các thông số của môi trường nuôi tảo như: máy đo pH, đo oxygen, nhiệt độ,…
  • Chuẩn bị tốt kỹ thuật nuôi tảo.
  • Lựa chọn địa điểm nuôi tảo
  • Nơi nuôi tảo phải có lượng chiếu sáng thích hợp giúp tảo sinh trưởng bình thường, giảm chi phí chiếu sáng
  • Chủ động nguồn nước nuôi tảo, nước không bị ô nhiễm
  • Giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm sau thu hoạch.
  • Nơi có hệ thống điện lưới tốt
  1. Thiết kế bể nuôi tảo

  • Bể nuôi tảo thường có hình chữ nhật, các góc được vê tròn kết hợp với hệ thống cánh khuấy (paddle-wheel) hoặc có thể khuấy bằng thủ công (qui mô nhỏ). Tác dụng của các cánh khuấy nhằm: tạo sự tiếp xúc tốt hơn của tế bào tảo với dinh dưỡng, ánh sáng, CO2; giữ ổn định nhiệt độ trong nước giúp tảo phát triển tốt; tạo ra dòng chảy giúp cho tảo không bị lắng nhất là tại các góc của bể.
  • Bể có thể lớn (hoặc nhỏ) về diện tích. Thể tích có thể lên tới 1 ha x 0,3 m3, thậm chí đến 200 ha x 0,3 m3. Bể nên xây cao 50-55 cm để đảm bảo độ sâu mực nước từ 20-30 cm. Bể được xây dựng bằng vật liệu xây dựng thông thường như: xi-măng, plastic, gạch cement hay gạch bê-tông cement chịu kiềm.
  • Bể có xây một bức tường ngăn hụt ở giữa tạo dòng chảy lưu thông dòng nước khi khuấy sụt. Có thể đặt một hay hai máy khuấy ở các đầu để lưu thông nước.
  • Ngoài ra, có thể xây mái che cho bể. Mái che là một kiểu nhà kính (green-house) đơn giản có thể thiết kế với hai mái, nóc nhọn. Khung mái bằng thép, lợp tole trong, nhựa plastic hay bằng kính để ánh sáng đi qua được. Mái che di động theo hướng một nửa mái có thể kéo nằm song song phía dưới phần mái cố định kế bên. Mái che được nằm ở vị trí chiếu sáng tốt nhất, thường hướng Đông-Tây. Công dụng của mái che là chống sự xâm nhiễm của bụi đất, cát theo gió đưa vào.

4. Dinh dưỡng nuôi tảo

Dưỡng chất Khối lượng

(g/l)

X5 X10 X15 X20
NaHCO3

NaNO3

NaCl

K2HPO4

MgSO4

CaCl2

K2SO4

FeSO4

Na- EDTA

Dung dịch A5

Dung dịch A6

Độ pH

16,80

2,50

1,00

0,50

0,20

0,04

1,00

0,01

0,08

1 ml/l

1 ml/l

8 – 10

84

12.5

5

2.5

1

0.2

5

0.05

0.4

168

25

10

5

2

0.4

10

0.1

0.8

252

37.5

15

7.5

3

0.6

15

0.15

1.2

336

50

20

10

4

0.8

20

0.2

1.6

– Dung dịch A5:

+ H3BO3                                                   2,86 g/l

+ MnCl2.4H2O                                          1,81 g/l

+ ZnSO4.7H2O                                          0,22 g/l

+ CuSO4.5H2O                                          0,08 g/l

+ MoO3                                                    0,01 g/l

– Dung dịch A6:

+ NH4VO3                                                229 x 10-4 g/l

+ K2Cr2(SO4)3.24H2O                                960 x 10-4 g/l

+ NiSO4.7H2O                                          478 x 10-4 g/l

+ Ti2(SO4)3                                               400 x 10-4 g/l

+ Co(NO3)2.6H2O                                     44 x 10-4 g/l

+ NaWO4                                                 179 x 10-4 g/l

EDTA = Ethylene Diamine Tetra Acetat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!