Ngày nay, cùng với sự phát triển hiện đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc gia tăng vấn nạn ô nhiễm là điều khó tránh khỏi. Trước vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng như ngày nay, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước; chúng ta không thể nào né tránh mà phải đối mặt và giải quyết vấn đề này. Việc xử lý, giải quyết nguồn nước bị ô nhiễm là cả một quá trình. Từ việc xây dựng một hệ thống xử lý, đến việc kiểm tra, vận hành ra sao trong suốt quá trình để đảm bảo chất lượng nước đầu ra phù hợp. Cốt lõi của xử lý nước thải là sử dụng vi sinh vật trong trong suốt quá trình và đây được xem là phương pháp chính xuyên suốt trong quá trình xử lý.
1. Nguyên lý cơ bản của phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Vi sinh vật là tập hợp nhiều loại sinh vật khác nhau, có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường, mà phải sử dụng kính hiển vi.
Đặc điểm của vi sinh vật
- Vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện sống nhất định.
- Dễ hấp thu chất dinh dưỡng, tăng sinh khối nhanh.
- Số lượng nhiều, tăng trưởng nhanh.
Bổ sung vi sinh vật bằng cách nào?
Ngày nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học để bổ sung vi sinh vật là một việc làm phổ biến. Chế phẩm sinh học với thành phần bao gồm: chủng vi sinh Lactobacillus, Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, nấm men,…Với thành phần là các chủng vi sinh có lợi, không gây hại cho môi trường sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
Chất thải trong nước là nguồn thức ăn cho vi sinh vật. Vì thế, khi bổ sung chế phẩm sinh học vào, chúng sẽ hấp thụ và tiêu hóa chất thải, sinh sôi tạo thành quần thể phát triển. Khi tất cả các chất thải được phân hủy, các vi sinh vật sẽ chết đi và chuyển hóa vào môi trường.
2. So sánh xử lý nước thải bằng vi sinh so với các phương pháp xử lý khác
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hay còn được gọi là xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Chúng ta có thể hiểu xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là lợi dụng quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, để loại bỏ, tiêu diệt các chất hữu cơ có trong nước thải.
Nhắc đến quá trình xử lý nước thải thông thường có 3 quá trình xử lý chủ yếu. Người ta còn gọi là xử lý bằng phương pháp cơ học(lý học), xử lý bằng phương pháp hóa học và hóa lý, xử lý bằng phương pháp sinh học.
Xử lý bằng phương pháp cơ học
Trải qua mỗi giai đoạn xử lý nước thải, đều phải qua xử lý bằng phương pháp cơ học. Phương pháp cơ học là xử lý giai đoạn ban đầu, chỉ loại bỏ sơ bộ các chỉ tiêu cơ bản, để nước thải tiếp tục vào quy trình tiếp theo. Phương pháp này không đạt hiệu quả cao. Người ta thường kết hợp phương pháp này với phương pháp hóa học và sinh học. Mặc dù, phương pháp này chỉ xử lý được một phần, nhưng cũng không thể phủ nhận đi vai trò của nó.
Xử lý bằng phương pháp hóa học và hóa lý
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho nước thải công nghiệp, các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau, ít dùng cho nước thải sinh hoạt. Sở dĩ như vậy là vì các loại hình nước thải công nghiệp, đều chứa các thành phần ô nhiễm khác nhau, không đơn thuần là các chỉ tiêu thông thường, nên chỉ qua các phương pháp xử lý lý học và sinh học thì không thể nào loại bỏ hết được. Xử lý bằng phương pháp hóa học và hóa lý có đặc tính là hiệu quả cao, sử dụng hóa chất là nhiều, dễ tìm kiếm. Nhưng lại có nhược điểm tốn kém, và trong quá trình xử lý đôi khi còn có thể sinh ra một số chất ô nhiễm thứ cấp, còn nguy hại hơn chất thải ban đầu.
Xử lý bằng phương pháp sinh học
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật kết hợp với các điều kiện pH, nhiệt độ, oxi,…thích hợp, để sản sinh ra quần thể vi sinh vật, phục vụ cho quá trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn. Chúng sẽ sinh sôi, phát triển tạo thành quần thể mới. Sau một quá trình sống, các vi sinh vật sẽ chết đi và bị trôi ra khỏi dòng nước, kéo theo các chất hữu cơ ra ngoài, tạo thành bùn. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, giá thành hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được áp dụng xuyên suốt, và hầu hết áp dụng trong các hệ thống xử lý khác nhau.
Ngày nay, xử lý nước thải vẫn ưu tiên hàng đầu là áp dụng xử lý bằng phương pháp sinh học. Phương pháp này không thể thiếu trong mỗi loại hình nước thải, vì khả năng làm giảm đồng thời BOD, COD, SS, Nito, P,..trong nước cao. Đối với các phương pháp khác thì không thể làm giảm đồng thời, mà chỉ một hoặc một số.
Xử lý sinh học cũng đã chứng minh được hiệu quả xử lý triệt để, hơn hẳn những biện pháp xử lý hóa học khác, trong quá trình xử lý con người không tác động trực tiếp. Vi sinh vật xử lý, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật chất. Các chất thải được loại bỏ và được xử lý theo chu trình sinh học tự nhiên. Đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra.
- Các chế phẩm xử lý nước thải phổ biến hiện nay.
Các chỉ tiêu cơ bản trong nước thải bao gồm: pH, SS, BOD, COD, Nito, Amoni, Photpho,…Ngoài ra, nước thải công nghiệp, tùy vào từng loại hình nước thải mà có thêm các chỉ tiêu ô nhiễm khác nhau. Thông thường trong trường hợp này phải dùng hóa chất để xử lý. Chế phẩm sinh học có thể sử dụng cho cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
- Giảm SS, BOD, COD, Nito, Photpho,…dùng trong môi trường hiếu khí: Men vi sinh Jumbo hiếu khí, Microbelift IND.
- Giảm BOD, COD, Nito, Photpho,…dùng trong môi trường kỵ khí: Men vi sinh Jumbo kỵ khí, Microbelift IND.
- Giảm mùi hôi: Microbelift OC. Có thể kết hợp với Microbelift IND để tăng hiệu quả xử lý.
- Xử lý bùn: Microbelift SA. Có thể kết hợp với Microbelift IND để tăng hiệu quả xử lý.
- Xử lý dầu mỡ: Microbelift DGTT. Có thể kết hợp với Microbelift IND để tăng hiệu quả xử lý.
- Xử lý Nito tổng trong môi trường hiếu khí: Microbelift N1. Có thể kết hợp với Microbelift IND để tăng hiệu quả xử lý